Giới thiệu

images

JETP

Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) là quan hệ đối tác lâu dài, tham vọng để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi các-bon thấp và chống chịu với biến đổi khí hậu, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi công bằng và phi các-bon hóa hệ thống điện, đồng thời phát triển các cơ hội kinh tế mới để hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi hướng tới tương lai phát thải ròng bằng “0”

Theo Tuyên bố chính trị JETP:

IPG sẽ huy động số tiền ban đầu ít nhất là 15,5 tỷ USD trong vòng 03 đến 05 năm tới bằng sự kết hợp các công cụ tài chính thích hợp, không chuyển hướng hỗ trợ phát triển quan trọng khỏi các nguồn hỗ trợ tài chính hiện có để giải quyết nhu cầu chuyển đổi năng lượng công bằng của Việt Nam nhưng vẫn trong khung nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia. IPG sẽ tích cực hợp tác cùng Chính phủ Việt Nam để huy động 7,75 tỷ USD tài chính khu vực công với các điều khoản hấp dẫn hơn các khoản vay Việt Nam có thể huy động trên thị trường vốn hiện tại. Nhóm công tác GFANZ cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam và IPG để huy động và hỗ trợ huy động ít nhất 7,75 tỷ USD tài chính tư nhân, tùy thuộc vào khả năng huy động nguồn tài chính công xúc tác của các quốc gia thành viên IPG.”

Các mục tiêu của JETP trong Tuyên bố chính trị, bao gồm:

“Đẩy nhanh quá trình phi các-bon hóa trong hệ thống điện của Việt Nam để giảm từ mức đỉnh phát thải 240 triệu tấn CO2 tương đương (CO2tđ) vào năm 2035 theo kế hoạch phát thải ròng bằng “0” hiện nay với sự hỗ trợ quốc tế (giảm xuống từ mức 280 triệu tấn CO2tđ trước COP26) tiến tới đạt mức phát thải đỉnh không quá 170 triệu tấn CO2tđ của ngành điện vào năm 2030 với sự hỗ trợ mạnh mẽ của các thành viên IPG trong lĩnh vực tài chính và tất cả các công nghệ nhằm đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo và quản lý các hệ thống năng lượng sạch.

Giảm danh mục các dự án phát triển điện than của Việt Nam, tiến tới đỉnh 30,2GW, cũng như xây dựng một lộ trình giảm phát thải tham vọng để loại bỏ các nhà máy nhiệt điện than không sử dụng biện pháp giảm phát thải.

Đẩy nhanh việc triển khai năng lượng tái tạo và phát triển năng lực chuyên môn hỗ trợ và quản lý lưới điện trong đó thành phần năng lượng tái tạo ngày một tăng, với mục tiêu giúp Việt Nam duy trì một lưới điện đáng tin cậy và đẩy mạnh sản lượng điện đến từ năng lượng tái tạo từ gió, mặt trời và thủy điện trong năm 2030 từ 36% (theo kế hoạch hiện tại) tiến tới ít nhất 47%, với sự hỗ trợ của quốc tế.”

 

Mục tiêu

Mục tiêu của Đề án triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng:

Triển khai thực hiện thành công Tuyên bố JETP gắn với thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; phát triển ngành năng lượng hài hoà giữa các phân ngành với hạ tầng đồng bộ, thông minh trên cơ sở bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và các mục tiêu phát triển, đảm bảo công bằng trong chuyển đổi năng lượng. Tiếp nhận và sử dụng hiệu quả sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế trong chuyển giao công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực, cung cấp tài chính cho việc thực hiện Tuyên bố JETP, góp phần thực hiện định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam, thực hiện Tuyên bố toàn cầu về chuyển đổi điện than sang năng lượng sạch. [link dẫn tới Đề án trong phần Tài liệu liên quan]

Các cột mốc quan trọng

Việt Nam cam kết “sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của chính mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Pa-ri, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” (Trích dẫn Bài phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26))

Ban Chỉ đạo quốc gia triển khai thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26 được thành lập tại Quyết định số 2157/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ.

Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (Tuyên bố JETP) đã được thông qua và công bố bởi Việt Nam và Nhóm Các đối tác quốc tế tại Bờ-rúc-xen, Vương quốc Bỉ.

Ban Thư ký thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng JETP được thành lập tại Quyết định số 845/QĐ-TTg ngày 14/07/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Đề án triển khai Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng được phê duyệt tại Quyết định số 1009/QĐ-TTg ngày 31/08/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Nhóm Tổng hợp hỗ trợ triển khai thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng được thành lập tại Quyết định số 2515/QĐ-BTNMT ngày 29/08/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Nhóm Công nghệ và Năng lượng hỗ trợ triển khai thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng được thành lập tại Quyết định số 2520/QĐ-BCT ngày 02/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương.

Nhóm Tài chính hỗ trợ triển khai thực hiện Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng được thành lập tại Quyết định số 2158/QĐ-BTC ngày 06/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Nhóm Thể chế, Chính sách và Đầu tư hỗ trợ triển khai thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng được thành lập tại Quyết định số 1804/QĐ-BKHĐT ngày 01/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng được Việt Nam và Nhóm Các đối tác quốc tế (IPG) công bố tại Hội nghị COP28.

Các bên tham gia

Cùng nhau chuyển đổi các hệ thống năng lượng.

Cốt lõi của JETP Việt Nam là liên minh giữa các quốc gia có cùng quan điểm, các tổ chức quốc tế và tổ chức tài chính đa phương.

“… 3. Ứng phó với biến đổi khí hậu là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, của mỗi người dân và toàn xã hội. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, dẫn dắt; người dân và doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm và là chủ thể thực hiện cùng với sự tham gia hiệu quả của các tổ chức chính trị – xã hội.

4. Triển khai các giải pháp cấp bách giảm mức độ dễ bị tổn thương, tăng cường sức chống chịu trước tác động của biến đổi khí hậu; ưu tiên cao nhất bảo đảm an toàn, sinh kế cho người dân ở những vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng nề; tập trung phát triển hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển dịch năng lượng dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng, miền.

5. Tập trung nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển các cơ chế tài chính, thị trường các-bon, thúc đẩy chuyển dịch đầu tư cho phát triển kinh tế ít phát thải; phát huy nguồn lực của Nhà nước thúc đẩy thu hút các nguồn lực của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân, nguồn lực quốc tế, đẩy mạnh hợp tác công tư trên cơ sở bình đẳng, hợp tác, cùng có lợi…”

(Trích dẫn Quyết định số 896/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050).

Nhóm Các đối tác quốc tế

[Trích: “Việt Nam, cũng như Liên hiệp Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu, đã cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Và hôm nay, tại đây, Nhóm Các đối tác quốc tế cam kết huy động tài chính hỗ trợ Việt Nam hướng tới mục tiêu này: Ít nhất 15,5 tỷ euro từ nguồn tài chính công và tài chính tư trong vòng 03 đến 05 năm tới. Hôm nay, chúng ta tiến gần hơn một bước nữa đến việc khởi động quá trình chuyển đổi này. Chúng tôi rất vui được ủng hộ Kế hoạch huy động nguồn lực của Việt Nam để Việt Nam có thể đạt mục tiêu phát thải đỉnh sớm hơn, như ngài vừa mô tả. Qua đó có thể cắt giảm đáng kể lượng các-bon.”
– Phát biểu của Bà Ursula von der Leyen - Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, ngày 1/12/2023, tại lễ công bố Kế hoạch huy động nguồn lực JETP Việt Nam tại Dubai, UEA.]

[link dẫn tới trang web công bố RMP của EU tại đây]

Liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng “0”

[Trích: “Việt Nam có tiềm năng to lớn để trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực về năng lượng sạch. Thông qua hợp tác công tư, chúng ta có thể tăng tốc đầu tư cần thiết để Việt Nam đáp ứng các mục tiêu về khí hậu, tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm mới và đồng thời cải thiện sức khỏe cộng đồng.” – Michael R. Bloomberg, Đồng Chủ tịch GFANZ và là Đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về Tham vọng và Giải pháp Khí hậu]

Liên minh tài chính Glasgow vì mục tiêu phát thải ròng bằng “0” (GFANZ) được thành lập tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc COP26 ở Glasgow. Đây là liên minh toàn cầu gồm tám tổ chức tài chính riêng biệt, cam kết hỗ trợ quá trình chuyển đổi sang mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và hướng tới đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris.

Nhóm công tác GFANZ sẽ huy động và thúc đẩy đầu tư tư nhân ít nhất 7,75 tỷ USD, tùy thuộc vào khả năng huy động nguồn tài chính công xúc tác của các quốc gia thành viên IPG.

Tìm hiểu thêm về GFANZ tại đây.